Tiểu sử Lê Đạt

Lê Đạt sinh ngày 10 tháng 9 năm 1929 tại Yên Bái. Ông tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Gần như trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Vì vậy ông có dịp tiếp xúc với gần như tất cả giới văn nghệ Cách mạng Việt Nam.[2] Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ[4], rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh, trước khi Nhân văn-Giai phẩm bùng nổ. Với bài thơ "Ông bình vôi" đăng trên báo Nhân Văn mà nhiều người cho là ám chỉ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đảng, ông bị lên án "phản động" và bị trừng phạt.[5]

Đầu tiên ông được thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam để không cho tiếp xúc với việc làm báo nữa, trước khi bị truất quyền đảng viên vào tháng 7 năm 1957. Một năm sau, sau khi dự lớp "đấu tranh tư tưởng" tại Thái Hà Ấp, vào tháng 8 năm 1958, ông chính thức bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm. Thực tế hình phạt 3 năm đã kéo dài 30 năm, cho đến năm 1988, khi ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản. Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phòng trào Nhân văn-Giai phẩm là Trần Dần, Phùng QuánHoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Ông mất ngày 21 tháng 4 năm 2008 tại Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê Đạt http://thuykhue.free.fr/mucluc/hoangcam.html http://vannghe.free.fr/ledat/traloi/nhanvan-pvleda... http://www.chuyenluan.net/2008/200804/0804_06.htm http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story... http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/04/779533/ https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb13602832x https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb13602832x https://www.idref.fr/053518381 https://id.loc.gov/authorities/names/n95080469 https://web.archive.org/web/20080820081833/http://...